102 Ngô Quyền, Phường 5, Quận 10, Tp.Hồ Chí Minh
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH NHA CHU
Bệnh diễn tiến thầm lặng nên người bệnh thường không quan tâm, vì vậy bệnh thường được phát hiện rất trễ, khi đã có nhiều biến chứng. Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng, việc tìm ra nguyên nhân của bệnh nha chu và cách khắc phục.
Cấu tạo mô nha chu
Nha chu là một tổ chức xung quanh răng giữ chức năng chống đỡ, bảo vệ răng trong xương hàm.
Thông thường, một chiếc răng lành lặn được giữ chặt trong xương hàm bởi: xương ổ răng, dây chằng và nướu răng. Nướu có tác dụng ôm sát lấy chân răng để che chở cho các mô nhạy cảm bên dưới và ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập làm hại răng.
Nướu là phần có màu hồng nhạt lấm chấm da cam, đôi khi màu sắc của nướu sẽ sậm hay nhạt màu hơn tùy vào cơ địa của từng người nhưng không bao giờ có màu đỏ sậm. Các gai lợi nằm ở giữa các răng tròn đều, săn chắc giúp thức ăn trượt dễ dàng và không bị giắt thức ăn khi nhai.
Nguyên nhân gây bệnh nha chu?
Nguyên nhân chính gây ra bệnh nha chu là do tình trạng vệ sinh răng miệng không tốt đã tạo điều kiện cho các mảng thức ăn bám quanh cổ răng và các khe răng, hình thành nên sự phát triển của vi khuẩn trong mảng bám răng. Thoạt đầu các mảng thức ăn bám dọc theo cổ răng, khe răng, túi lợi. Vi khuẩn được nuôi dưỡng và cư trú tích tụ trong các mảng bám này tiết ra một số chất trên răng sẽ hình thành một màng trong suốt thúc đẩy thức ăn bám thêm vào Nếu không chải răng hoặc chải răng không đúng cách để loại trừ màng này, nó sẽ tích tụ gọi là mảng bám răng, Theo thời gian, mảng bám răng bị vôi hóa (cứng dần) thành vôi răng (còn gọi là cao răng).
Nếu không được loại bỏ thì mảng bám sẽ bị khoáng hoá dẫn đến việc hình thành vôi răng. Và chính bề mặt thô nhám của vôi răng là nơi lý tưởng cho sự tích tụ thêm nhiều vi khuẩn và khả năng gây bệnh viêm lợi ngày càng cao hơn. Chính vì vậy mà trong điều trị bệnh nha chu ngoài các kỹ thuật điều trị chuyên biệt thì vấn đề vệ sinh răng miệng được xem như là vấn đề quan trọng hàng. Các độc tố do vi khuẩn tạo ra xâm nhập mô nướu, gây viêm. Chúng cũng phá hủy các mô nâng đỡ răng chính là hệ thống dây chằng quanh răng khiến nướu dần tách ra khỏi bề mặt cổ răng và gây ra tình trạng mất răng.
Bệnh sẽ tiến triển rất nhanh nếu cơ thể có một bệnh toàn thân nào đó làm giảm sức đề kháng của cơ thể và ngược lại sẽ âm thầm tiến triển xen kẽ những đợt cấp và mạn tính trên người khỏe mạnh làm cho người bệnh chủ quan, không điều trị triệt để làm cho bệnh đi đến giai đoạn cuối mới được điều trị, kết quả đạt được rất thấp
Tuy nhiên ngoài vai trò vi khuẩn thì tổng trạng của bệnh nhân cũng là yếu tố không kém phần quan trọng. Các yếu tố nguy cơ và làm tăng nặng tình trạng nha chu bao gồm:
- Chế độ dinh dưỡng và bảo vệ sức khỏe răng miệng không tốt.
- Tâm lý căng thẳng (làm giảm sức đề kháng của cơ thể).
- Hút thuốc lá, bị tiểu đường.
Nếu đã bị viêm nha chu, kết quả điều trị tùy thuộc vào độ sâu của túi nha chu, mức độ tiêu xương, phương tiện, phương pháp và kỹ năng điều trị của bác sĩ cùng các yếu tố nguy cơ của bệnh nhân nếu có
Tuy nhiên, còn có một yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị là hiểu biết và sự hợp tác của người bệnh trong suốt quá trình điều trị.